
Khái quát về Public Cloud và Private Cloud
Public Cloud và Private Cloud là hai loại cloud phổ biến khi phân loại cloud server, mỗi loại phục vụ các mục đích và nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp.
Public Cloud là dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp thông qua môi trường Internet, cho phép khách hàng lưu trữ ứng dụng hoặc dữ liệu tại trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp đám mây. Mặc dù tài nguyên hạ tầng được chia sẻ giữa nhiều người dùng khác nhau, nhưng dữ liệu vẫn được phân tách và chỉ có người sử dụng mới có quyền truy cập. Với Public Cloud, nhà cung cấp sẽ tạo ra các tài nguyên như bộ nhớ, ứng dụng và máy ảo để phục vụ mọi người trên Internet. Public Cloud phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc các tổ chức cần triển khai nhanh chóng mà không yêu cầu mức độ bảo mật quá cao.
Private Cloud là môi trường điện toán đám mây được thiết kế dành riêng cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp duy nhất. Trong mô hình này, toàn bộ tài nguyên cloud, sẽ không được chia sẻ với bất kỳ người dùng nào khác, giúp tang cường bảo mật và kiểm soát. Private Cloud thường được triển khai trong trung tâm dữ liệu của tổ chức hoặc thông qua một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba nhưng vẫn thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Loại hình này phù hợp với các tổ chức lớn, các ngành có yêu cầu bảo mật cao như tài chính, y ế hoặc các doanh nghiệp cần tùy chỉnh hạ tầng theo nhu cầu cụ thể.
So sánh sự khác biệt giữa Public Cloud và Private Cloud

Quyền kiểm soát
- Public Cloud: Dữ liệu của người dùng sẽ được kiểm soát và bảo vệ bởi các nhà cung cấp dịch vụ.
- Private Cloud: Toàn bộ hạ tầng và dữ liệu sẽ được kiểm soát bởi tổ chức sử dụng nó.
Quyền quản lý
- Public Cloud: Nhà cung cấp dịch vụ cloud quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng, bao gồm bảo mật, bảo trì, và nâng cấp.
- Private Cloud: Người dùng có thể quản lý trực tiếp và tùy chỉnh hạ tầng, hoặc thuê một bên thứ ba để quản lý.
Tính linh hoạt
- Public Cloud: Có tính linh hoạt cao hơn vì người dùng có thể mở rộng hoặc thu nhỏ tài nguyên theo nhu cầu sử dụng mà không cần đầu tư thêm vào phần cứng.
- Private Cloud: Có tính linh hoạt thấp do chỉ được chọn tài nguyên theo nhu cầu ở giai đoạn đầu triển khai mô hình đám mây.
Độ bảo mật
- Public Cloud: có độ bảo mật cao nhưng vẫn có rủi ro bị tấn công từ bên thứ ba do sử dụng tài nguyên chung. Để bảo vệ dữ liệu của người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ Cloud thường chứng thực, mã hóa dữ liệu và uỷ quyền truy cập thường xuyên.
- Private Cloud: có độ bảo mật cao do được quản lý bởi cá nhân/tổ chức sử dụng nó. Mức độ bảo mật này thường phụ thuộc phần lớn vào cách các cá nhân/tổ chức triển khai, thiết lập các chính sách và tuân thủ quy định về bảo mật.
Chi phí
- Public Cloud: Người dùng sử dụng hạ tầng chung và chia sẻ tài nguyên với nhiều người khác nên chi phí đầu tư ban đầu thấp. Tuy nhiên, chi phí có thể gia tăng khi người dùng sử dụng dịch vụ cao cấp/dùng nhiều tài nguyên hơn từ nhà cung cấp.
- Private Cloud: Ở giai đoạn đầu, các tổ chức/cá nhân cần phải đầu tư vào hạ tầng và các phần mềm quản lý tài nguyên nên chi phí đầu tư ban đầu cao. Tuy nhiên, sau khi triển khai sử dụng tài nguyên thì chi phí duy trì sẽ giảm dần theo thời gian.
Tài nguyên
- Public Cloud: Cung cấp tài nguyên dồi dào và có khả năng mở rộng linh hoạt với chi phí linh hoạt theo mức sử dụng. Là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp cần tài nguyên quy mô lớn mà không muốn quản lý cơ sở hạ tầng.
- Private Cloud: Cung cấp tài nguyên chuyên dụng chỉ cho một tổ chức, với khả năng mở rộng bị giới hạn hơn do yêu cầu đầu tư vào phần cứng và quản lý. Là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp cần kiểm soát tài nguyên và bảo mật cao hơn.
Tính tiêu chuẩn hóa
- Public Cloud: Cung cấp mức độ tiêu chuẩn hóa cao giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp và sử dụng các dịch vụ, đồng thời giảm chi phí phát triển và bảo trì.
- Private Cloud: Có mức độ tiêu chuẩn hóa thấp hơn giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa và điều chỉnh các hệ thống và quy trình để phù hợp với các yêu cầu đặc thù.
Mô hình doanh nghiệp phù hợp với từng dịch vụ
Private Cloud là đám mây nội bộ, có độ an toàn và bảo mật cao, gần như không phải chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai nhưng chi phí khá tốn kém. Mô hình này sẽ phù hợp với:
- Các cơ quan chính phủ
- Các cơ quan ngành công nghiệp
- Các doanh nghiệp lớn cần trung tâm dữ liệu lớn
- Các công ty cần khả năng kiểm soát và bảo mật mạnh
- Các tổ chức có đủ khả năng đầu tư vào công nghệ
Public Cloud là đám mây công cộng, cần chia sẻ tài nguyên với những người dùng khác nên việc kiểm soát dữ liệu khó khăn, nhưng cách triển khai khá nhanh chóng và đơn giản, giúp các tổ chức/cá nhân tiết kiệm được một khoản chi phí. Mô hình này sẽ phù hợp với:
- Các công ty lĩnh vực CNTT và kinh doanh
- Các dịch vụ liên lạc cho lượng người cụ thể
- Công ty công nghệ đang phát triển và thử nghiệm phần mềm.
HITC cung cấp các giải pháp điện toán đám mây toàn diện

HITC tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp điện toán đám mây toàn diện. Với các gói dịch vụ đa dạng, HITC tự tin có thể giải quyết mọi nhu cầu cảu doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ các mô hình đám mây (Public và Private Cloud). HITC cung cấp dịch vụ Private Cloud và Public Cloud, giúp doanh nghiệp xây dựng hạ tầng CNTT linh hoạt, bảo mật và hiệu quả. Private Cloud mang đến quyền kiểm soát tối đa và bảo mật cao, trong khi Public Cloud giúp mở rộng quy mô nhanh chóng với chi phí tối ưu. Với hạ tầng mạnh mẽ, hỗ trợ 24/7 và cam kết SLA cao, HITC là đối tác tin cậy để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên số.
Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm dịch vụ của HITC, Quý Khách vui lòng liên hệ thông qua:
- Website: hitc.vn
- Fanpage: HITC Telecom
- Hotline: 1900 400 088