www.hitc.vn Giải pháp Công nghệ Viễn Thông
30/05/2023
Việt Nam nên hướng tới thế hệ vệ tinh công suất cao

Ngày nay, vệ tinh có nhiều tính năng tiên tiến hơn bao giờ hết, do những tiến bộ về công nghệ trong nhiều lĩnh vực sản xuất vệ tinh, đáp ứng phủ sóng thông tin liên lạc mọi ngõ ngách phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội.

Bên lề hội nghị Nhóm thông tin vô tuyến của APT lần thứ 31 (AWG-31) mới đây do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì tổ chức, ông Bashir Patel, cố vấn cấp cao về quản lý chính sách, quy định và phổ tần khu vực và Điều phối viên GSC Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi (APMEA) đã chia sẻ với PV Tạp chí TT&TT về những xu hướng mới của thông tin vệ tinh và đề xuất về thế hệ vệ tinh tiếp theo cho Việt Nam.

ong-patel(1).jpg
Ông Bashir Patel: Thông tin vệ tinh ngày nay đang thay đổi cuộc sống của cả các nước phát triển và đang phát triển.

PV: Thưa ông, Hội nghị AWG-31 đã bàn thảo những nội dung đáng chú ý nào về vệ tinh?

Ông Bashir Patel: Hội nghị AWG-31 được chủ trì bởi một chuyên gia năng động TS. Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số Vô Tuyến điện – Bộ TT&TT (AFRM), theo đó cả phát triển vệ tinh và mặt đất đang được hài hòa để mang lại tầm nhìn tích hợp chung hướng tới năm 2030 và là đầu vào cho những phát triển đang diễn ra tại Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

Sự phát triển thú vị nhất trong AWG-31 là sự phát triển của một khuôn khổ mới cho Tầm nhìn 2030 (Vision 2030). Điều này sẽ kết hợp sự tích hợp đầy đủ hơn của các công nghệ truy cập khác nhau, bao gồm cả vệ tinh và mặt đất để mọi người dùng có thể có các thiết bị cầm tay hoạt động ở bất kỳ đâu trong lãnh thổ quốc gia bao gồm cả thành thị và nông thôn, khu vực kém phát triển của đất nước.

Thế hệ vệ tinh thông lượng rất cao (Very High Throughput Satellites – VHTS) mới này hoạt động với các chùm vệ tinh trên quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh (Geostationary Stationary Orbits – GSO) và quỹ đạo vệ tinh phi địa tĩnh (non-geostationary stationary orbits – NGSO).

PV: Ông có thể cho biết về các công nghệ và xu hướng vệ tinh mới nhất?

Ông Bashir Patel: Ngày nay, vệ tinh có nhiều tính năng tiên tiến hơn bao giờ hết, do những tiến bộ về công nghệ trong nhiều lĩnh vực sản xuất vệ tinh, bao gồm tải trọng với bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số tích hợp, chùm tia điểm có thể điều khiển, công nghệ anten mảng pha, cấu trúc sợi carbon nhẹ hơn, hệ thống đẩy điện và thiết kế giao diện vô tuyến mạnh mẽ hơn nhiều có khả năng xử lý dung lượng 1 Terabyte (TB) để cung cấp danh mục dịch vụ cho người dùng trong vùng phủ sóng của nhiều chùm tia.

Các vệ tinh có thể ở trên quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh (GSO) ở độ cao khoảng 36.000 km so với đường xích đạo của trái đất và quỹ đạo vệ tinh phi địa tĩnh (NGSO) ở độ cao trên 500 km. Với sự chuyển đổi công nghệ triệt để này, chi phí cung cấp dịch vụ của các dịch vụ vệ tinh được giảm đáng kể, chưa đến 1 cent cho mỗi Megabyte (MB).

PV: Ông có thể chia sẻ về những giải pháp vệ tinh cho thông tin liên lạc trong bối cảnh hiện nay?

Ông Bashir Patel: Thông tin vệ tinh ngày nay đang thay đổi cuộc sống của cả các nước phát triển và đang phát triển, đáp ứng khả năng kết nối thiết yếu với giá cả phải chăng cho mọi công dân dù họ ở đâu. Danh mục dịch vụ bắt nguồn từ phát sóng trực tiếp tới hộ gia đình (Direct To Home – DTH) đến truyền dữ liệu tốc độ cao và dịch vụ thoại đến các ứng dụng khác nhau cho dịch vụ chính phủ điện tử, y tế điện tử, giáo dục điện tử, tiện ích điện tử, nông nghiệp điện tử, v.v. làm phong phú thêm cuộc sống của nhiều người dân.

PV: Việt Nam đang đề xuất vệ tinh thay thế cho Vinasat-1 vàVinasat-2, sắp hết thời hạn, ông có thể chia sẻ ý kiến và đề xuất của ông dành cho Việt Nam?

Ông Bashir Patel: Thế hệ vệ tinh tiếp theo của Việt Nam nên hướng tới mang lại sự chuyển đổi này bằng cách có chùm tia vệ tinh công suất cao với dung lượng hàng TB, cung cấp khả năng kết nối bằng các thiết bị cầm tay hoạt động ở mọi lúc và mọi nơi, cả thông qua mạng tích hợp mặt đất và vệ tinh. Điều này sẽ mang lại sự chuyển đổi kinh tế – xã hội ở Việt Nam, khi đó mọi người dân đều được hưởng lợi ở bất cứ nơi nào họ sinh sống.